Các bệnh hay gặp ở hồ cá koi

Cá nhiễm bệnh nấm mang thường bơi gần tầng mặt nước, bơi không đinh hướng và có thể bị sốc do ngạt thở và bơi lờ đờ.

Dấu hiệu bệnh nấm mang ở cá koi có thể thấy mang có vết chấm lốm đốm màu đỏ và màu trắng, mang chảy máu, da có đám bạc màu hoặc phồng rộp,mắt trũng.

Do virus có nhân axit nucleic là AND thuộc Herpesviridae gây nên bệnh.  Trong đàn cá nhiễm bệnh, tỷ lệ cá chết xảy ra rất nhanh và bắt đầu trong vòng 24-48 giờ sau khi xuất hiện dấu hiệu bệnh.

Theo các nhà nghiên cứu thì tỷ lệ chết liên quan đến bệnh nấm mang xảy ra ở nhiệt độ 18 – 27 độ C, hầu hết tỷ lệ chết không xảy ra khi nhiệt độ thấp hơn 18 độ C và lớn hơn 30độ C và chỉ xảy ra với cá dưới 1 năm tuổi, cá trưởng thành rất ít bị ảnh hưởng bởi bệnh này.

Các bệnh hay gặp ở hồ cá koi
Các bệnh hay gặp ở hồ cá koi

Trị bệnh cho hồ cá koi của bạn

Đối với bệnh này khi xảy ra thì vẫn chưa có thuốc xử lý mà chủ yếu là tránh gây stress cho cá, quản lý môi trường sống tốt và bổ sung Vitamin C vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng tự nhiên. Chúng ta có thể áp dụng biện pháp nâng hoặc hạ nhiệt độ nước cũng có thể làm giảm tỷ lệ chết, nhưng không diệt được virus trong cá bệnh. Khử trùng nước bằng Cloramin T tỷ lệ 5-7g/1000 lít nước.

Tham khảo Cách sử dụng Cloramin T

Công dụng: Sát trùng, diệt khuẩn, diệt hầu hết các loại vi khuẩn gam – và gam +, diệt nấm, đặc hiệu cho nấm mang.

Liều dùng:

5 gram/1000 lít trong trường hợp cách ly cá, sau 2 ngày thay 50% nước đánh lại lần 2.

7 gram/1000 lít trong trường hợp sát trùng toàn bộ hồ có nồng độ hữu cơ cao, hoặc có mầm bệnh.

15-20 gram/1000 lít trong việc khử trùng, tiêu độc, diệt mầm bệnh trong hồ không có cá.

Bài Liên quan : 

Hồ cá koi Nhật Bản cho quán cafe
Thiết kế hồ cá Koi mang phong cách Nhật Bản
Hướng dẫn cách nuôi cá koi cơ bản
Mô hình xử lý hồ cá Koi

CTY ĐÔNG DƯƠNG